DOTA 2 đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những môn e-sport hấp dẫn nhất hành tinh. Để đạt được đúng tinh thần của từ e-sport- thể thao điện tử thì tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự công bằng. Đó là sự công bằng giữa những người chơi với nhau: họ không phải trả tiền để chiến thắng (pay to win); họ phải có cùng xuất phát điểm như nhau khi trận đấu bắt đầu, giống như bóng đá hay cờ vua vậy. Nếu bạn chơi một trò “e-sport” mà bạn phải “nạp tiền” để có chút lợi thế hơn người chơi khác thì có lẽ tinh thần thể thao thượng võ đã bị lệch lạc đi nhiều. Khi đó có thể bạn đang chơi một “game nhập vai có thêm phần đối kháng kiểu e-sport”.
Ngoài ra, phải kể đến yếu tố công bằng hay đúng hơn là cân bằng trong game, ở đây là DOTA 2. Về mặt này, kiến trúc sư IceFrog cùng cộng sự đang cố gắng thực hiện và thực hiện tốt. DOTA, DOTA 2 hiện nay đã cân bằng hơn rất nhiều so với trước đây. Gần như tất cả các hero đều xuất hiện trong thi đấu. Tuy vậy, cân bằng một trò chơi với cả trăm hero cùng mười người chơi một lúc là một công việc vô cùng khó. Do đó có những điểm còn chưa hoàn thiện, điển hình là một số hero không thể chen chân vào thi đấu. Câu hỏi đặt ra đó là những hero nào? Chúng tôi xin liệt kê một số hero hiếm gặp hoặc gần như không xuất hiện trong thi đấu.
Bloodseeker
Hero này được yêu thích trong public có lẽ vì ba điều sau: khả năng regen tốt khi giết/deny creep, khả năng “hốt hụi”, truy đuổi và khả năng trở thành một carrier. Thế tại sao Bloodseeker không có chỗ đứng trong thi đấu? Ultimate của Blood khá dễ đối phó nếu bạn đem theo teleport scroll hoặc chỉ cần đứng yên tại chỗ. Trong thi đấu có rất nhiều stun, cộng thêm đồng đội hỗ trợ nhau nên một hero đánh chay đơn lẻ như Bloodseeker khó phát huy tác dụng được. Khi một team pick Blood để thi đấu có lẽ ý tưởng của họ là silence những hero như : Storm Spirit, Queen of Pain. Tuy nhiên đối phương có thể đối phó bằng cách mua BKB.
Mặc dù vậy Bloodseeker đã từng được một số team Trung Quốc và mới đây là No Tidehunter (đội game của Loda) sử dụng trong thi đấu.
Mặc dù vậy Bloodseeker đã từng được một số team Trung Quốc và mới đây là No Tidehunter (đội game của Loda) sử dụng trong thi đấu.
Troll Warlord
Lại là một ông vua public khác. Troll thường xuất hiện trong các topic tranh cãi kiểu như “hero nào late nhất DOTA?” “ 1vs1 ai là vô đối?” Chính yếu tố carrier hạng nặng đã làm Troll được yêu thích, nhất là với các bạn newbie. Họ bị hớp hồn bởi một hình ảnh Troll mạnh mẽ như kết hợp giữa Usain Bolt và Michael Phelps với khả năng bơi sải, bơi ngửa kết hợp bức tốc 100 m làm đối phương bất tỉnh nhân sự. Tuy nhiên Troll có cùng nhược điểm như Bloodseeker: tấn công vật lý đơn mục tiêu. Do đó khó phát huy tác dụng khi đối phó nhiều stun , đồng đội bảo vệ nhau hoặc “khó thở” trước những carrier tay dài khác trong combat.
Huskar
Tiếp tục là một anh tài public khác. Hình ảnh một Huskar “Rambo” một chấp ba có thể gây ấn tượng đấy nhưng hero này khá vô dụng trong thi đấu. Một điểm được yêu thích của Huskar là “bắn lửa” quấy rối rất đau thì khi solo những hero như Queen of Pain, Invoker cũng không ăn được. Nếu đi lane 3vs3 thì việc dâng hơi cao hoặc đứng sai vị trí một chút cũng có thể trả giá rồi, đừng nói việc harass vì Huskar range khá ngắn (400). Tương tự hai anh trên, Huskar đánh đơn mục tiêu, không có skill chạy trốn nên khó phát huy trong teamfight. Người ta sẽ chọn một carrier/semi carrier khác hữu ích hơn. Kết luận: Huskar khỏe, gần đây được buff nhiều nhưng vẫn đủ "chín" để thi đấu.
Techies
Hero rất vui khi chơi public, luôn đem đến những “cái chết bất ngờ” khiến đối phương tức anh ách. Khả năng phòng thủ, hỗ trợ combat tốt là những điểm cộng của hero này. Dù vậy, đây là một hero rất khó chơi ngay cả trong public. Nếu bạn không thuần tay hoặc không đọc được diễn biến trận đấu, thì bạn sẽ trở thành một tên khủng bố đúng nghĩa (cho cả hai team): không làm được gì ngoài việc chạy long nhong rồi tự sát. Điểm yếu lớn nhất của Techies là đối phương có thể dễ dàng đối phó bằng việc mua gem. Hiện nay tuy chưa xuất hiện trong DOTA 2 nhưng ở DOTA 1 Techies đã từng được một số team sử dụng như là một “vũ khí bí mật”.
Slark
Là một ganker cơ động, khả năng hồi máu tốt, có kỹ năng chạy trốn, Slark cũng được chơi tương đối ở public. Tuy vậy đây là một hero khó chơi, đòi hỏi tập luyện nhiều để có thể ‘vồ ếch” cho chuẩn xác . Slark có hai điểm yếu chết người do đó khó tham gia thi đấu. Một là máu quá yếu, mà trong combat thì các combo, disable kinh khủng luôn được tung ra, Slark rất dễ “ra đi” trong vòng một nốt nhạc. Hai là tương tự Techies, đối phương sẽ đối phó Slark bằng cách mua gem, khiến hero này “bỗng dưng muốn … phế”.
Spirit Breaker
Thêm một “đại ca” đến từ public xin được ra mắt. Người chơi thông thường gank ở một mức độ vừa phải, sau đó farm lên Mask of Madness (MOM) và các item khác để làm “siêu nhân”. Trong thi đấu thì Spirit Breaker khá vô dụng. Không khỏe bằng các carrier khác như Void. Không gank tốt bằng các ganker khác. Đi lane cũng không chiếm được lợi thế. Vì vậy hero này sẽ còn lâu mới được chuyển lên đá ở giải ngoại hạng.
Trên đây xin được liệt kê một số hero có thể xem là bị ruồng bỏ trong DOTA. Ngoài ra có thể kể đến Rikimaru, Viper ... nhưng những hero này đều có giai đoạn hưng thịnh của mình. Hy vọng thời gian tới, IceFrog và cộng đồng sẽ có những sáng tạo, cải tiến để những “ông vua public” có thể tung hoành ở những trận đấu đỉnh cao.
Source : gamek[dot]vn
Source : gamek[dot]vn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét